Showing posts with label Vitamin. Show all posts
Showing posts with label Vitamin. Show all posts

Thursday, June 5, 2014

13 THỰC PHẨM CẢI THIỆN IQ

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và thử nghiệm đã đưa ra các thực phẩm có ảnh hưởng tới trí thông minh.

1. Dầu cá (cá hồi, cá thu, cá mòi).


Dầu cá


Hơn một nửa khối lượng não được tạo thành từ chất béo, và hơn 65% trong số này là axit béo thuộc nhóm Omega. Những chất béo quan trọng này giúp sản xuất và phát triển các tế bào não, duy trì tính linh động của màng tế bào, cũng như đóng vai trò rất lớn trong hoạt động tế bào thần kinh. Như một quy luật, cố gắng ăn ít nhất một tuần 2 lần các loại cá trên để giúp bộ não sắc bén.

2. Sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, kem).

Sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, kem)


Các nhà khoa học Mỹ và Úc thực hiện đo chỉ số IQ của 972 tình nguyện viên và đi đến kết luận, những người hằng ngày sử dụng các sản phẩm từ sữa có tư duy logic và bộ nhớ tốt hơn nhiều so với những người không dùng.

Các sản phẩm sữa béo đặc biệt hữu ích cho bộ não. Việc thiếu chất béo có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh khó chịu như bệnh đa xơ cứng. Hơn nữa, protein, canxi, vitamin D và magiê được tìm thấy trong các sản phẩm sữa đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hoạt động của não.

3. Gan (gà, bê, bò).


gan ga bo


Não chiếm khoảng 25% nhu cầu oxy của cơ thể. Sắt rất cần thiết để đưa oxy lên não. Gan là một trong những thực phẩm phong phú kim loại này. Ngoài ra, gan cũng là nguồn quan trọng cung cấp vitamin B. Kể từ giữa những năm 1990, vitamin này (chủ yếu là B1, B6, B9 , B12) được biết đến có tác dụng cải thiện chức năng nhận thức và trí thông minh của con người.

4. Ngũ cốc nguyên hạt.

Ngũ cốc nguyên hạt


Ngũ cốc giàu chất xơ kết hợp với các loại rau, trái cây, các loại hạt, rượu vang và dầu ô liu có thể chống lại quá trình oxy hóa, kháng viêm và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như huyết áp cao.

5. Thịt nạc đỏ.

Thịt nạc đỏ


Một nghiên cứu được công bố trong năm 2011 phát hiện ra rằng phụ nữ có nồng độ sắt cao thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong lĩnh vực tinh thần và hoàn thành chúng nhanh hơn so với những người có tình trạng sắt thấp. Kim loại này giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và não bộ. Thiếu sắt trong chế độ ăn uống có thể làm giảm khả năng lưu thông oxy trong máu, gây ảnh hưởng đến não bộ.

6. Trứng.

Trứng


Trứng chứa phospholipid và lecithin, những chất không thể thiếu trong việc xây dựng màng tế bào của tế bào não. Ngoài ra, trứng rất giàu axit amin, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh.

7. Rau bina.

Rau bina


Nghiên cứu cho thấy những người dùng nhiều vitamin C thực hiện tốt hơn các bài kiểm tra về khả năng tập trung, chú ý hơn những người ít dùng loại vitamin này. Các chuyên gia khuyến cáo nên thường xuyên bổ sung rau bina và các loại trái cây giàu vitamin C trong khẩu phần ăn hằng ngày để não bộ được khỏe mạnh.

Một bằng chứng cho thấy các chất dinh dưỡng có lợi trong rau bina như vitamin B9 hay còn gọi là folate, đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển các mô thần kinh ở thai nhi, cũng như kích thích quá trình lưu thông máu đến não.

8. Động vật có vỏ.

Động vật có vỏ-hải sản


Ăn động vật có vỏ, có thể cải thiện tâm trạng và giữ cho tâm trí hoạt động minh mẫn. Động vật giáp xác và hải sản giàu protein và vitamin B12 rất có lợi cho chức năng não. Đồng, mangan, kẽm, i-ốt lithium cũng có tác dụng tương tự, được tìm thấy có nhiều trong hải sản.

9. Quả việt quất.

Quả việt quất

Các chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều trong quả việt quất. Tế bào thần kinh có nguy cơ thiệt hại do bị oxy hóa và nó cần bảo vệ chống lại quá trình này ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống. Khả năng gửi các xung thần kinh đi khắp cơ thể phụ thuộc vào sự trao đổi oxy, và sự cân bằng này không thể đạt được nếu không có chất chống oxy hóa.

Bằng cách giảm nguy cơ oxy hóa của tế bào thần kinh, quả việt quất giúp duy trì chức năng nhận thức và tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả. Song song đó, quả việt quất còn có tác dụng không chỉ tăng cường các mao mạch máu, cải thiện quá trình lưu thông máu, mà còn chiến đấu chống lại các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến tế bào thần kinh, đặc biệt là các tế bào não.

10. Chuối.

Chuối

Là loại trái cây giàu magiê – khoáng chất cần thiết trong việc truyền tải các xung thần kinh. Hơn nữa, chuối còn là một nguồn dồi dào vitamin B6 (vitamin không chỉ liên quan đến việc đồng hóa magiê, mà đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các axit amin và các chức năng của hệ thần kinh thông qua việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh nhất định, đặc biệt là gamma amino axit butyric và serotonin).

11. Bơ.

Quả bơ

Tương tự như quả việt quất, bơ cũng có tác dụng rất tốt đến sức khỏe của não. Bơ là loại trái cây béo, nhưng là chất béo không bão hòa đơn góp phần giúp việc lưu thông máu diễn ra suôn sẻ. Một khi lượng máu lưu thông dồi dào thì đồng nghĩa với não bộ cũng khỏe mạnh. Ngoài ra, bơ cũng được biết rất giàu vitamin E – chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng bảo vệ các mô mỡ não tránh được quá trình lão hóa.

12. Cà phê và trà.

Cà phê và trà

Sự hiện diện các phân tử caffeine trong trà và cà phê được xem như liều thuốc bổ cho não. Cà phê và trà giữ được sự tỉnh táo vào buổi sáng. Nghiên cứu cho thấy những đồ uống chứa chất caffeine có thể cải thiện chức năng nhận thức và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Ngoài ra, trà và cà phê cũng chứa chất chống oxy hóa cao, giúp chống lại các gốc tự do và tăng cường hoạt động của não. Theo cuộc khảo sát năm 2012 trên 816 người tại Trung Quốc từ độ tuổi 50 trở lên, những người thường xuyên uống trà làm các bài kiểm tra về trí nhớ và xử lý thông tin tốt hơn so với những người hiếm khi uống nó.

13. Các loại hạt.

Các loại hạt

Hình dáng quả óc chó thoạt nhìn trông giống như bộ não thu nhỏ và thật sự nó rất có ích cho não bộ. Quả óc chó là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào. Một số nghiên cứu cho thấy một lượng thích hợp của vitamin E có thể giúp ngăn ngừa chứng suy giảm nhận thức. Ngoài quả óc chó, hạt lanh, hạt hướng dương cũng là những thực phẩm rất tốt cho não

Monday, May 26, 2014

Vitamin là gì? Hằng ngày chúng ta được dạy và nói rất nhiều về bổ sung vitamin..., nhưng vẫn không hình dung được vitamin là gì, nếu hiểu thì cũng hiểu sơ xài. Bài viết này sẽ chỉ rõ cho bạn.Vitamin, hay sinh tố, là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hoá bình thường của cơ thể sinh vật. Có nhiều loại vitamin và chúng khác nhau về bản chất hoá học lẫn tác dụng sinh lý.
Vitamin là một nhóm các hợp chất hữu cơ có phân tử bé, có cấu tạo hoá học rất khác nhau có các tính chất hoá học cũng như lý học rất khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau ở chỗ là rất cần cho hoạt động sống bình thường của bất kỳ cơ thể nào. Trong cơ thể sinh vật vitamin có vai trò xúc tác.

vitamin la gi

Các loại vitamin

Vitamin A, B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B8, B9, B12, C, D1, D2, D3, D4, D5, E, K, F.
Vitamin A, D, E, K hòa tan trong chất béo
Vitamin B, C hòa tan trong nước
Còn có các tên là retinol, axerophthol...

Vitamin A tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng

vitamin a

Retinol: dạng hoạt động của vitamin A, nó được đồng hoá trực tiếp bởi cơ thể.
Tiền vitamin A: nó chính là một tiền chất của vitamin A được biết đến nhiều dưới tên bêta-caroten. Tiền chất này được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng.

Vitamin A có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể con người:

Thị giác: mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển nhờ dây thần kinh thị giác. Vì vậy sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.

Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như bệnh trứng cá.

Sự sinh trưởng: do vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào của con người, nên vitamin A là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của phôi thai và trẻ em. Vitamin A còn có vai trò đối với sự phát triển của xương, thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hoá bị rối loạn.
Hệ thống miễn dịch: do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người.

Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
Chống ung thư: hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.

Vitamin D còn có các tên là antirachitic factor, calcitriol...


vitamin d

Đây là một nhóm hóa chất trong đó về phương diện dinh dưỡng có 2 chất quan trọng là ecgocanxiferon (vitamin D2) vàcolecanxiferon (vitamin D3). Trong thực vật ecgosterol, dưới tác dụng của ánh nắng sẽ cho ecgocanxiferon. Trong động vật và người có 7 dehydro-cholesterol, dưới tác dụng cửa ánh nắng sẽ cho colecanxiferon.

Vai trò:
  • Hình thành hệ xương: vitamin này tham gia vào quá trình hấp thụ canxi và photpho ở ruột non, nó còn tham gia vào củng cố, tu sửa xương.
  • Cốt hóa răng: tham gia vào việc tạo ra độ chắc cho răng của con người.
  • Chức năng khác: vitamin D còn tham gia vào điều hoà chức năng một số gen. Ngoài ra, còn tham gia một số chức năngbài tiết của insulin, hormon cận giáp, hệ miễn dịch, phát triển hệ sinh sản và da ở nữ giới

Vitamin E còn có các tên là tocopherol...

vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hoá tốt do cản trở phản ứng xấu của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể.

Vai trò:
  • Ngăn ngừa lão hoá: do phản ứng chống oxy hoá bằng cách ngăn chặn các gốc tự do mà vitamin E có vai trò quan trọng trong việc chống lão hoá.
  • Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin C tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: vitamin E làm giảm các cholesterol xấu và làm tănng sự tuần hoàn máu nên làm giảm nguy cơ mắc các bênh tim mạch.
  • Hệ thống miễn dịch: kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường bằng việc bảo vệ các tế bào...

vitamin B1

Vitamin B1 còn có các tên là thiamin, aneurin...

Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động chức năng của con người.


Vai trò:
  • Đồng hoá đường: vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại enzyme (tham gia vào thành phần của coenzyme) quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hoá đường và quá trình phát triển của cơ thể. Khi thiếu vitamin B1 axit pyruvic sẽ tích lũy trong cơ thể gây độc cho hệ thống thần kinh. Vì thế nhu cầu vitamin B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng.
  • Nhân tố ngon miệng: kích thích sự tạo thành một loại enzyme tham gia vào quá trình đồng hoá thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn.
  • Sự cân bằng về thần kinh: Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ.

Vitamin B2 còn có các tên là riboflavin... 


Vitamin B2 giữ vai trò xác định trong các phản ứng của một số enzyme cần thiết cho quá trình hô hấp (tham gia vào thành phần của các enzyme vận chuyển hiđrô). 

Vai trò:
  • Cân bằng dinh dưỡng: vitamin B2 tham gia vào sự chuyển hoá thức ăn thành năng lượng thông qua việc tham gia sự chuyển hoá glucid, lipid và protein bằng các enzyme.
  • Nhân tố phát triển
  • Tình trạng của da
  • Thị giác: vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt.

Vitamin C còn có các tên là acid ascorbic...

vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hoá tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể.

Vai trò:

  • Kìm hãm sự lão hoá của tế bào: nhờ phản ứng chống oxy hoá mà vitamin C ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, hơn nữa nó có phản ứng tái sinh mà vitamin E - cũng là một chất chống ôxy hoá - không có.
  • Kích thích sự bảo vệ các mô: chức năng đặc trưng riêng của viamin C là vai trò quan trọng trong quá trình hình thànhcollagen, một protein quan trọng đối với sự tạo thành và bảo vệ các mô như da, sụn, mạch máu, xương và răng.
  • Kích thích nhanh sự liền sẹo: do vai trò trong việc bảo vệ các mô mà vitamin C cũng đóng vai trò trong quá trình liền seo.
  • Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin E tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm quá trình phát bệnh của một số bênh ung thư.
  • Tăng cường khả năng chống nhiễm vi khuẩn: kích thích tổng hợp nên interferon - chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virut trong tế bào.
  • Dọn sạch cơ thể: vitamin C làm giảm các chất thải có hại đối với cơ thể như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, CO, SO2, và cả những chất độc do cơ thể tạo ra.
  • Chống lại chứng thiếu máu: vitamin C kích thích sự hấp thụ sắt bởi ruột non. Sắt chính là nhân tố tạo màu cho máu và làm tăng nhanh sự tạo thành hồng cầu, cho phép làm giảm nguy cơ thiếu máu.

Lịch sử của Vitamin

Vitamin E

  • Trên thực tế, hầu như không có bệnh chứng chuyên biệt do thiếu sinh tố E. Nhà thống kê đã từ lâu ghi nhận mối liên hệ giữa đối tượng có lượng sinh tố E trong máu rất thấp với các chứng bệnh thời đại như: nhồi máu cơ tim, ung thư, dị ứng. Triệu chứng điển hình thường gặp khi nguồn dự trữ sinh tố E bị thiếu hụt là khuynh hướng mỏi cơ, rối loạn thị lực, co thắt bắp thịt, suy nhược, hay quên.
  • Sinh tố E có nhiều trong các loại dầu thực vật, trong đậu, mè cũng như trong một số rau cải như: rau dền, củ su hào. Bảng so sánh hàm lượng sinh tố E dưới đây cho thấy vai trò quan trọng của các loại dầu ăn dẫn xuất từ đậu phộng, đậu nành, hoa hướng dương.
  • Nhu cầu lý tưởng của sinh tố E là 12 mg mỗi ngày. Trong điều kiện sinh hoạt bình thường, chỉ tiêu này có thể được đáp ứng dễ dàng với chế độ dinh dưỡng có trọng điểm là nguồn thực phẩm rau cải, khoai lang ta và dầu thực vật. Nhu cầu về sinh tố E gia tăng trong trường hợp có thai, trên đối tượng đang cho con bú, với người đang trong tình trạng căng thẳng thần kinh, người không quen dùng dầu ăn thực vật. Bệnh nhân ung thư và tim mạch nên được tiếp tế với lượng sinh tố E cao gấp 5 lần hàm lượng bình thường mà không sợ bị nhiễm độc vì bệnh chứng do tích lũy sinh tố E trong cơ thể hầu như không có trong thực tế, trừ khi đối tượng có đủ phương tiện để tự đầu độc với liều sinh tố E tối thiểu 800 mg mỗi ngày và trong nhiều tháng liên tục

Vitamin C

  • Triệu chứng khiếm khuyết sinh tố C tiến hành tuần tự qua 3 giai đoạn, mau hay chậm tùy theo mức độ thiếu hụt, trước khi bị bệnh Scorbut do thiếu sinh tố C thực sự hội đủ điều kiện thành hình:
               Giai đoạn 1: mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, buồn ngủ, đau nhức cơ khớp.
               Giai đoạn 2: chảy máu nướu răng, dưới da, da niêm.
               Giai đoạn 3: biến dạng xương khớp, vết thương không lành, hư răng, bội nhiễm.

  • Trái cây tươi là nguồn cung ứng chủ yếu sinh tố C, đặc biệt là dâu, chanh, bưởi, ổi, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu. Một loại trái cây quen thuộc ở Úc châu nên được nông gia Việt Nam lưu ý hội nhập là trái kiwi, vì đó là nguồn cung cấp dồi dào sinh tố C. Thành phần rau cải có nhiều sinh tố C là ớt bị, cải broccoli, bắp cải, cà chua. Trong đa số trường hợp, chế độ dinh dưỡng với rau trái tươi đủ đảm bảo hàm lượng sinh tố C cho cơ thể. Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ hàm lượng của sinh tố C trong các loại rau trái khác nhau, qua đó quan niệm ăn cam mới có sinh tố C không còn đứng vững, vì trên cùng trọng lượng thì ớt bị có hàm lượng sinh tố C cao gần gấp 3 lần lượng sinh tố C trong trái cam.
  • Cần lưu ý một điểm quan trọng: lượng sinh tố C được cơ thể hấp thu và dự trữ không tỷ lệ thuận với hàm lượng sinh tố trong thực phẩm, thậm chí còn giảm thiểu khi lượng sinh tố C trong thực phẩm quá cao. Nói một cách cụ thể, người vì hết lòng với sinh tố C nếu có thể ăn liền một lúc nửa chục cam sành thì phần lớn sinh tố C sẽ bị đào thải một cách hoang phí trong nước tiểu. Trong trường hợp này, dù tốn tiền, lượng sinh tố C hữu ích cho cơ thể vẫn thấp hơn ở người khôn khéo chỉ ăn một trái cam thôi, nhưng đều đặn sau mỗi bữa ăn. Nhu cầu về liều lượng sinh tố C không có chỉ tiêu cố định:
  • Lượng sinh tố C tối thiểu cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh Scorbut chỉ là 10 mg mỗi ngày.
  • Nhu cầu về sinh tố C trung bình cho người không phải làm việc nặng là 75 mg/ngày.
  • Thai sản phụ có nhu cầu sinh tố C cao hơn, khoảng 100–130 mg mỗi ngày.
  • Bệnh nhân có nhu cầu chống bội nhiễm, dự phòng ung thư, kháng dị ứng sẽ cần tối thiểu 150 mg sinh tố C mỗi ngày.
  • Người nghiện thuốc lá, vận động viên, bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục, công nhân lao động nặng nên được tiếp tế mỗi ngày với 200 mg sinh tố C.
  • Sinh tố C là nguồn dược liệu thiên nhiên cần thiết cho quy trình phục hồi và phòng bệnh của cơ thể. Chỉ cần bảo vệ kho dự trữ sinh tố C bằng cách tiếp tế đều đặn sinh tố C cho cơ thể, con người có thể ngăn chặn nhiều bệnh chứng trầm trong qua phương tiện đơn giản với thực phẩm rau trái.

Cơ chế hấp thụ vitamin của cơ thể

  • Người và động vật, không thể tự tổng hợp được vitamin và cần phải cung cấp các vitamin này cho cơ thể người và động vật ở dạng có sẵn trong thức ăn. Sự tổng hợp vitamin khác nhau chủ yếu xảy ra trong các phần xanh của thực vật . Một số vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật sống trong ruột người cũng có khả năng tổng hợp nên một loạt các vitamin khác nhau.
  • Con người thu nhận vitamin chủ yếu từ thức ăn. Nhưng ngày nay việc sử dụng càng ngày càng rộng rãi các loại thực phẩm ở dạng nguyên chất, có độ tinh chế tối đa như bánh mì trắng, gạo say sát kỹ bằng máy, các loại mì ống và mì sợi, hầu như không còn vitamin. Đặc biệt hơn, hàm lượng vitamin ngay ở trong thực phẩm khác như thịt, hoa quả, rau cũng bị giảm đi rất nhiều qua quá trình bảo quản khá lâu cho tới lúc sử dụng hoặc do kết quả xử lý không hợp lý khi sử dụng, làm cho vấn đề thoả mãn vitamin của cơ thể rất khó khăn.
  • Hàm lượng mỗi loại vitamin ở trong cơ thể đều có một mức nhất định đặc trưng cho trạng thái bình thường của cơ thể người. Việc giảm sút mức nhất định này sẽ có tác dụng kìm hãm đối với những chất tự vệ khác nhau của cơ thể ngay trước lúc xuất hiện các triệu chứng của bệnh thiếu vitamin.

Nguy cơ khi thiếu vitamin

  • Người thiếu vitamin khi mức vitamin thấp (bệnh giảm vitamin). Trạng thái giảm vitamin rất phổ biến ở ngay trong những người mới thoạt nhìn là hoàn toàn khoẻ mạnh. Có thể gây ra những rối loạn của hệ thần kinh. Họ dễ bị kích thích, dễ bị mất bình tĩnh do những nguyên nhân rất nhỏ nhặt, họ rất dễ mẫn cảm với âm thanh của radio, đối với tiếng ồn ào của trẻ con, bị bệnh mất ngủ, giảm khả năng lao động.
  • Việc cung cấp không đầy đủ vitamin cho cơ thể sẽ có ảnh hưởng xấu không những với hệ thần kinh mà con với một loạt cơ quan khác ở trong cơ thể. Vì thế điều rất quan trọng là khẩu phần ăn của người khoẻ mạnh, và đặc biệt là người ốm cần phải có giá trị hoàn chỉnh không những về phương diện calo, về phương diện chất đạm mà còn về phương diện vitamin nữa.

Phản ứng phụ của các Vitamin

Một số Vitamin dùng liều cao và dài ngày, có thể gây bệnh như:

Vitamin A

  • Vitamin A dùng thừa sẽ xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, buồn nôn, xung huyết ở da và các niêm mạc, giảm prothrombin, chảy máu và thiếu máu
Vitamin D

  • Dùng Vitamin D liều cao dài ngày gây tích luỹ thuốc, làm tăng canxi trong máu, mệt mỏi, chán ăn, nôn, ỉa chảy, tiểu ra protein, canxi hóa mô mềm, có thể dẫn đến tử vong.
Vitamin E
  • Thừa Vitamin E, dùng liều cao trên 3000 đơn vị mỗi ngày có thể gây rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, đầy hơi, ỉa chảy, viêm ruột hoại tử. Tiêm Vitamin E liều cao vào tĩnh mạch dễ gây tử vong
Vitamin B

  • Có một số lượng bệnh nhân không chịu được Vitamin B1 dưới dạng tiêm, nhất là tiêm vào tĩnh mạch, trường hợp tai biến nặng có thể gây hôn mê. Còn đối với Vitamin PP, khi dùng liều cao trên 1gam có thể gây dãn mạch nửa thân trên, ở mặt bốc hỏa, ngứa, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá
Vitamin C

  • Vitamin C tuy ít tích luỹ nhưng dùng liều cao dài ngày có thể tạo sỏi thận oxalat hoặc sỏi thận urat, hoặc bệnh Gut do thải nhiều urat, giảm độ bền của hồng cầu
Tham khảo:
Thuốc biệt dược & cách sử dụng, NXB Y Học 2004, DS.Phan Thiệp - DS. Vũ Ngọc Thuý